“Blockchain và Thương mại Quốc tế: Cơ hội, Thách thức và Ý nghĩa đối với Hợp tác Thương mại Quốc tế” phân tích các ứng dụng và thách thức blockchain phải được xem xét trước khi triển khai công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu đã xem xét tác động của công nghệ này đối với các ngành như tài chính thương mại, kê khai hải quan, logistics và vận chuyển.
Dự báo giá trị kinh doanh của Blockchain theo WTO
Nghiên cứu ước tính rằng blockchain có khả năng cắt giảm đáng kể các chi phí thương mại bằng cách tăng tính minh bạch và tạo điều kiện cho quá trình tự động hóa, bao gồm trung gian tài chính, chi phí tỷ giá hối đoái, hợp tác và các khía cạnh khác. "Tính năng xóa bỏ các rào cản của blockchain có thể tạo ra hơn 1 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới", báo cáo cho biết.
Blockchain được dự kiến sẽ giúp quản lý quyền sở hữu trí tuệ trên nhiều khu vực pháp lý bằng cách cung cấp tính minh bạch và hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường các quy trình mua sắm công, bao gồm chống gian lận và quản lý các hợp đồng công khai.
Blockchain có thể cải thiện chuỗi cung ứng, cho phép theo dõi các lô hàng và chứng minh tính xác thực của hàng hóa. Ngoài ra, công nghệ có thể mở ra những cơ hội mới cho các công ty vi mô, vừa và nhỏ.
Ngược lại, nghiên cứu cảnh báo về những thách thức phải được giải quyết trước khi triển khai blockchain, cũng như tác động của nó đối với thương mại quốc tế. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khả năng mở rộng bị hạn chế của blockchains do kích thước được xác định trước của các khối, ngoài vấn đề tiêu thụ năng lượng và các vấn đề bảo mật.
Mặc dù "blockchain có tính bền lâu cao hơn so với cơ sở dữ liệu truyền thống do tính chất phân tán và phi tập trung của nó và việc sử dụng các kỹ thuật mã hóa, nhưng blockchain không hoàn toàn miễn nhiễm với những thách thức bảo mật truyền thống".
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển phương pháp tiếp cận đa bên liên quan để tìm ra các use case thích hợp trong thương mại xuyên biên giới. Theo WTO, blockchain yêu cầu các khuôn khổ để đảm bảo khả năng tương tác của các mạng lưới và cung cấp tình trạng pháp lý rõ ràng cho các giao dịch blockchain trong các khu vực pháp lý. Báo cáo kết luận:
“Blockchain có thể làm cho thương mại quốc tế thông minh hơn, nhưng thương mại thông minh đòi hỏi phải có tiêu chuẩn hóa thông minh - và tiêu chuẩn thông minh chỉ có thể xảy ra thông qua sự hợp tác. Nếu chúng ta thành công trong việc tạo ra một hệ sinh thái có lợi cho sự phát triển rộng hơn của blockchain, thương mại quốc tế cũng có thể sẽ hoàn toàn khác trong vòng 10-15 năm nữa. ”
Đầu tuần này, người đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin nói rằng việc áp dụng sai công nghệ blockchain trong một số ngành dẫn đến “lãng phí thời gian ”. Buterin lập luận rằng, mặc dù có nhiều công ty cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn cao bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, nhưng anh không nghĩ rằng công nghệ này có thể áp dụng được trong mọi ngành công nghiệp.
Bạn đang đọc: Báo cáo của WTO: Triển khai Blockchain có thể tăng giá trị thương mại quốc tế 3 tỷ USD vào vào năm 2030 tại Tin tức
Theo Cointelegraph
Biên dịch: Bigcoinvietnam.com
Thành viên của đội ngũ dịch bài từ các trang web uy tín ở nước ngoài luôn cập nhật nhanh nhất về những tin tức trên thế giới trong ngành công nghiệp mới nổi và còn non trẻ này.