Mô hình phí thuê của Buterin
Mô hình của Buterin, được mô tả trong một bài đăng blog gần đây, xoay quanh cái gọi là “rent fees – phí thuê”. Theo đó người dùng sẽ được yêu cầu thanh toán để sử dụng mạng dựa trên khoảng thời gian họ muốn dữ liệu vẫn có thể truy cập được trên blockchain.
Gần đây, ý tưởng này được quan tâm bởi vì các nhà phát triển tiền mã hóa Ethereum đã cố gắng đối phó với sự tăng trưởng của nền tảng, và lần lượt lượng tăng dữ liệu được thêm vào khiến tất cả các node trong mạng lưới cần được lưu trữ.
Nói tóm lại, đó là một thảm họa của vấn đề chung – nếu quá nhiều người sử dụng tài nguyên miễn phí, mạng lưới sẽ bắt đầu phát sinh chi phí. Và có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng có lý do để mà lo lắng.
Với việc sử dụng ngày càng tăng thúc đẩy bởi các ứng dụng phổ biến và ICO, các nhà phát triển đáng chú ý, bao gồm Vlad Zamfir, Phil Daian, tin rằng hiện nay vấn đề này cần được giải quyết. Nhà phát triển Ethereum và Thiel fellow – Raul Johnson đã tweet gần đây:
“Không ai thích nói về thuê mướn, nhưng chúng ta cần phải có cuộc trò chuyện này”.
“Các nhà phát triển cốt lõi cần chuyển thông tin này cho cộng đồng nhà phát triển hợp đồng thông minh ASAP để lấy ý kiến của họ về vấn đề này”, ông nói thêm.
“Hệ thống hiện tại đang không bền vững”
Tuy nhiên, sự ủng hộ đối với Buterin có thể là một dấu hiệu cho thấy động lực có thể được xây dựng xung quanh các ý tưởng.
Cho đến nay, ông đã đưa ra ý tưởng này, bao gồm cả một giải pháp ngắn gọn mà ông gọi là “một cách đơn giản và có tính nguyên tắc để tính toán phí thuê”.
Ý tưởng tính phí dựa trên một giới hạn dài hạn về trạng thái. Một gói dữ liệu Ethereum mà mạng lưới cần lưu trữ, theo dõi những người sở hữu thông tin về tất cả các ứng dụng (bao gồm số dư của người dùng, người đăng quá nhiều dữ liệu,…).
Theo đề xuất này, dữ liệu của trạng thái được lưu trữ trong bộ nhớ RAM của máy chủ mạng lưới – hiện khoảng 5GB – sẽ không bao giờ được phép vượt quá 500GB. Để đảm bảo điều này, người dùng sẽ phải trả lệ phí dựa trên thời gian lưu trữ dữ liệu của họ. Theo cách này, dữ liệu lưu trữ tới giới hạn thời gian nào đó sẽ tính phí.
Một phần đáng chú ý của đề xuất của Buterin là ông cố gắng kết hợp một thay đổi mà các nhà phát triển Ethereum từ lâu muốn thêm vào các nền tảng.
Mặc dù bản lộ trình gần đây nhất cho thấy việc triển khai vẫn còn phải nhiều năm nữa, có khả năng tăng lượng tài nguyên mà cơ sở dữ liệu có thể xử lý bằng cách phân chia dữ liệu.
Buterin cho biết, với việc phá vỡ, kích cỡ lưu trữ tối đa có thể chấp nhận được sẽ là 1 mảnh (per-shard), do đó, các khoản phí ở trên sẽ bị giảm xuống 100 lần.
Buterin cũng cố gắng giải quyết một vấn đề quan trọng khác với phí thuê: trải nghiệm người dùng. Hầu hết các đề xuất thuê ngày nay đòi hỏi người dùng phải biết dữ liệu của họ sẽ cần bao lâu trước khi bị lỗi.
Đề xuất thứ hai của ông khám phá cách để ngăn chặn trò chơi phán đoán này bằng cách cho phép người dùng sử dụng trạng thái của họ ngay cả khi nó đã hết hạn. Về cơ bản, người dùng sẽ chứng minh rằng trạng thái của họ đã tồn tại ở một thời điểm trước đó, với sự trợ giúp của một kỹ thuật mã hóa được gọi là “Bằng chứng Merkle”.
Một vấn đề với tất cả những điều này là phí - tương tự như thuế, không bao giờ phổ biến.
Ví dụ, cuộc tranh luận kéo dài nhiều năm của tiền mã hóa Bitcoin, chủ yếu tập trung vào các khoản phí và các khoản thua lỗ có liên quan. Nếu lệ phí tăng lên, ít dữ liệu được lưu trữ hơn, làm cho các node mạng sẽ chạy dễ dàng hơn. Nhược điểm, tất nhiên, là làm cho crypto trở nên đắt tiền hơn.
Một câu hỏi là liệu người dùng Ethereum và các nhà phát triển có phản ứng theo cùng một cách, một lập luận rằng “tiền thuê quá cao”. Bằng cách này, Johnson lo ngại rằng bất ngờ thêm phí sẽ làm báo động tới những người đã triển khai các ứng dụng trên ethereum.
Johnson biện luận những thay đổi này không phải nhất thời và cần được cung cấp dần dần cho các nhà phát triển thời gian để điều chỉnh.
Chưa kể đến một số cho rằng một khoản phí thuê tương tự cần được áp dụng cho tất cả các đồng tiền mã hóa. Thật vậy, các vấn đề về mở rộng – và các khoản phí liên quan – là một vấn đề trong các blockchain.
Daian cho rằng Bitcoin cần áp dụng cùng một mô hình. Như Ethereum, Bitcoin hiện không tính phí cho vòng đời coin.
Daian, nhà nghiên cứu hợp đồng thông minh tại IC3, và các nhà phát triển của học viện đã thiết lập một sáng kiến gọi là Dự án Chicago – Project Chicago dành cho nỗ lực này.
Thậm chí nếu đây là một khu vực ít được khám phá và các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra giải pháp cụ thể, ông vẫn lạc quan.
Daian kết luận:
“Chưa đồng tiền mã hóa nào tìm ra các mô hình tốt để định giá các tài nguyên này cho đến nay, và phí thuê lưu trữ của Ethereum đại diện cho một bước đi đúng hướng hướng tới những mục tiêu này.”
Giá Ethereum hôm nay là bao nhiêu? Xu hướng biến động giá của Ethereum được các chuyên gia của Bigcoin phân tích bằng các nghiệp vụ chuyên nghiệp nhất đem đến cho nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về đồng tiền lớn thứ hai thị trường crypto này !
Bạn đang đọc bài: Một khoản phí được Vitalik Buterin đặt ra để bảo tồn Ethereum về lâu dài Tại : Tin Tức
Biên soạn & sản xuất nội dung: bigcoinvietnam.com
Là member của nhóm Core Team - Team chuyên phân tích các dự án Coins, ICO chuyên nghiệp của Bigcoinvietnam.